Bí ẩn của hình tượng ngựa cụt đuôi trong Phong Thủy
Thiên ĐồngTrung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương
Hình tượng ngựa trong nghệ thuật hội họa và điêu khắc là hình ảnh đẹp và hùng dũng, thể hiện sự mạnh mẽ, linh hoạt, năng động và tự do. Cũng hình tượng ngựa, nhưng lại trong cổ học Phong Thủy, hình tượng đó trở thành biểu tượng đầy năng lực, siêu nhiên và đôi khi mang yếu tố bí ẩn.
Trong một chuyến du lịch tại Hoa Kỳ, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Tuấn Anh phát hiện một chi tiết lạ và khá thú vị, khi thấy một đôi tượng ngựa lớn được bố trí trấn ở hai bên hông cửa chính của một nhà hàng lớn và nổi tiếng PF CHANG 3 China Bistro, tại bang Bantimore. Trước cửa nhà hàng này có một đôi ngựa có dáng to lớn, mạnh mẽ, rất khí thế, nhưng lại có cái đuôi …ngắn và cụt. Điều này đã gây nên sự chú ý của nhà nghiên cứu Lý học Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Ông đã chụp ảnh và đưa hiện tượng này vào trong lớp Phong Thủy Lạc Việt để nghiên cứu và tìm lời giải đáp bí ẩn này.
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh và toàn cảnh mặt tiền nhà hàng PF CHANG 3 China Bistro.
Với tư cách là một người thầy truyền đạt lại kiến thức Phong Thủy Lạc Việt, ông thường khuyến khích các học viên: "Để phục hồi những giá trị đích thực của Phong Thủy, phải tham khảo, tìm hiểu và sưu tầm tất cả những kiến thức liên quan đến phong thủy còn lưu truyền trong dân gian và hiệu chỉnh nó theo nguyên lý căn bản của Phong Thủy Lạc Việt". Người viết bài này, chỉ là một học viên mới theo học lớp Phong Thủy Lạc Việt, nhưng được thày Nguyễn Vũ Tuấn Anh hướng dẫn và giao trách nhiệm tìm hiểu hiện tượng này. Sau khi đã tham khảo nhiều ý kiến khác nhau với các anh chị em trong lớp Phong Thủy Lạc Việt, tôi đã sưu tầm tài liệu thêm, tổng hợp lại và viết về đề tài này với sự ủng hộ và khuyến khích của thày cùng anh chị em. Trên cơ sở những tư liệu và tri thức tiếp thu được từ Phong Thủy Lạc Việt, tôi nhận thấy rằng việc trấn yểm bằng vật khí trong Phong Thủy đều phải dựa trên một nguyên lý của sự tương tác với thực tại, hoặc dựa trên ý nghĩa biểu trưng. Ví như muốn thăng quan tiến chức, người ta có thể dùng hình tượng “ Mã thượng phong hầu” (tượng một con khỉ trên lưng con ngựa) đặt vào bàn làm việc hay vị trí thích hợp thì sẽ có những tương tác thuận lợi theo mong ước của mình. Lý do của việc dùng hình tượng này là chữ “hầu” nghĩa là khỉ cũng trùng âm với chữ “hầu” trong “vương hầu”. Cặp từ “ Phong hầu” có nghĩa là lên chức, tiến chức, còn chữ “Mã thượng” mang ý nghĩa là ngay lập tức. Do vậy hình tượng con khỉ ngồi trên lưng con ngựa là hình ảnh hàm ý cho câu “ Mả thượng phong hầu” thể hiện chủ ý cầu mong sự thăng quan tiến chức nhanh chóng.Trở lại hình tượng ngựa cụt đuôi. Có người cho rằng hình tượng ngựa cụt đuôi cũng tồn tại trong thời nhà Tần. Nhưng lần tìm trong các tư liệu cũng như hình ảnh về thời nhà Tần cũng không có được hình tượng ngựa cụt đuôi mà trái lại qua những dấu tích khai quật mộ Tần thủy Hoàng thì tất cả hình ảnh ngựa được thể hiện là ngựa chiến với chiếc đuôi còn nguyên vẹn và uy phong của tượng ngựa thật tráng kiện và hào hùng của những con ngựa chiến, khác hẳn với vẽ “dịu dàng” và nhã nhặn của ngựa cụt đuôi.
Trước khi trả lời cho câu, người ta vẫn thấy sự hiển nhiên của việc ứng dụng hình tượng ngựa, không kể cột đuôi hay đuôi xòe, trong phong thủy hay trong trang trí nội thất theo văn hóa đông phương. Thông thường, các cá nhân hay doanh nghiệp vẫn thích dùng tranh ngựa hay tượng ngựa để trang trí ở nhà riêng hay trụ sở, hoặc theo lời tư vấn phong thủy hoặc do truyền thống cộng đồng hoặc do sở thích riêng tư. Như vậy hình tượng ngựa được xem như một loại phù của vận may hay phù hóa sát . Ví như một người muốn thúc đẩy vận số xuất ngoại hay du lịch nhanh chóng thì bằng phương pháp riêng chỉ cần đặt tượng ngựa ở vị trí thích hợp hay cung thích hợp, hiệu ứng xuất ngoại, di chuyển đi xa sẽ có tác dụng ngay sau đó. Hoặc như trong việc hóa sát khí, có thể dể dàng nhận thấy trường hợp của tòa nhà Nongsim ở thành phố Seoul, Hàn Quốc,để hóa giải tính sát của con đường mang hình vòng cung đem lại khí Đao sát, chủ nhân của tòa nhà đã theo tư vấn phong thủy, cho xây dựng ngay lối vào, trước mặt tiền tòa nhà một nhóm 3 tượng ngựa tung tăng đi dạo. Sự giải thích cho trường hợp này , theo Jo Incheol, tác giả của cuốn ‘ Phong thủy trong bất động sản” là để tăng cường dương khí của tòa nhà. Hiện tượng này, cho thấy sự vận dụng hình tượng ngựa trong phong thủy đã rất phổ biến từ xưa đến nay và rất linh hoạt trong nhiều nước Đông phương, có vận dụng trấn yểm trong phong thủy.
Theo Phong Thủy Lạc Việt, quan niệm rằng hình nào khí đó, sự hiện hữu của hình tượng nào. sẽ mang khí chất của hình tượng đó và sẽ tương tác từ khí chất của nó. Sự vật động tương tác của vật chất tạo nên khí, theo định nghĩa của Phong Thủy Lạc Việt, khí này tương tác trở lại môi trường mà trong đó có con người chịu tác động và ảnh hưởng. Vì vậy khi một hình tượng phổ biến mang nội dung tích cực sẽ tạo một “trường khí tích cực”, ngược lại một hình ảnh tiêu cực sẽ làm phát sinh “trường khí tiêu cực”. Sự tác động tế vi này không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa tâm lý nội tại, mà cơ bản sự tương tác đã làm biến đổi chiều hướng tác động của thực tại thay đổi theo từng sát na, từng phần triệu của giây dưới sự tác động của khí. Vì vậy, các hình tượng biểu trưng dùng làm vật khí trấn yểm trong phong thủy thường mang tính tích cực, hình ảnh đẹp đẽ và mang nội dung ý nghĩa lạc quan đậm nét văn hóa nhân văn. Sự vận dụng hình tượng ngựa cũng không ngoài ý nghĩa đã nêu trên. Và không chỉ vậy, các hình tượng khác cũng được dùng một cách linh hoạt và ảo diệu nhằm mang lại bình an, may mắn, hạnh phúc phục vụ cho mục đích sống cả con người là Chân – Thiện – Mỹ. Phong Thủy Lạc Việt không chỉ vận dụng những phương pháp tạo hiệu quả tốt đẹp về mặt phong thủy phục vụ mục đích sống của con người mà còn nghiên cứu và có thể giải thích hiện tượng liên quan đến phong thủy, vén lên bức màn bí mật của phong thủy đã bị thời gian khỏa lấp.Zing Blo
- Ý nghĩa của cá koi trong phong thủy (01-12-21)
- Hướng Dẫn 8 Cách chọn tranh phong thủy cho phòng khách (22-09-21)
- Giải Hạn và Cách Hóa Giải Sao Xấu Cho Gia Chủ Năm 2018 (26-06-18)
- Truyền thuyết tỳ hưu: Hòa Thân ôm mộng giàu hơn Vua (11-04-18)
- 3 Sản phẩm phong thủy mang lại bình an cát tường (10-04-18)
- Sản phẩm phong thủy đặt trong két sắt tài lộc (09-04-18)
- Cây phong thủy hợp tài vận với 12 con giáp (18-02-18)
- Thuyền buồm - Biểu tượng may mắn của doanh nhân (01-08-17)
- Quỷ linh nhi – KumanThong, huyền thoại bùa ngải Thái Lan (14-01-17)
- Đá Dzi Tây Tạng (23-10-16)
- Tượng phong thủy dành cho người làm Kinh doanh (20-04-16)
- Đồng tiền ngũ đế mang lại may mắn gì? (17-03-16)
- Vật dụng may mắn nên có trong nhà dịp Tết (29-01-16)
- Chọn đá quý theo 12 cung hoàng đạo (20-01-16)
- Chơi đá Phong thủy… không phải là chuyện đùa (17-01-16)
- Cách hóa giải hạn Tam Tai năm Ất Tỵ (02-02-25)
- Tuổi Tam Tai năm Ất Tỵ (2025) (28-01-25)
- Tam hợp trong năm Ất Tỵ (2025) (24-01-25)
- Dự đoán phong thủy năm Ất Tỵ (2025): Những điều cần biết để đón một năm may mắn (05-01-25)
- Người tuỗi Tỵ nên kiên gì trong năm ất tỵ 2025 (01-01-25)
- Cúng sao giải hạn là gì? (03-12-24)
- Khi tâm tin, vận may đến (30-11-24)
- Phong tục độc đáo trong ngày đầu năm mới của người Việt (28-11-24)
- Vì sao người ta lại mua cá lóc nướng vào ngày cúng ông Táo? (25-01-24)
- 6 loài hoa cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp (21-01-24)
- Giáp Thìn 2024 thuộc mệnh Hỏa, hãy thường xuyên dùng 4 màu này để mang tới năng lượng tích cực, phát tài cả năm (13-01-24)
- Mẹo phong thủy cho không gian trung tâm của ngôi nhà (03-04-22)
- Mẹo sử dụng phong thủy để chọn màu sơn cho ngôi nhà (01-03-22)
- Hướng dẫn bạn đọc xem phong thủy cơ bản cho nhà biệt thự liền kề (15-02-22)
- Cửu cung phi tinh 2022 Nhâm Dần (31-01-22)